Hiện tượng kích ứng da phổ biến của bé là rôm sảy mà chúng ta thường thấy là vào mùa hè. Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều nhưng không thoát được hết và ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da trẻ. Trong khi đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng. Những sẩn nhỏ này mọc thành từng đám và thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi, chẳng hạn như: trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể…
Ngoài rôm sảy, chúng ta cũng thường thấy các hiện tượng kích ứng khác trên da bé như da bé bị khô, hăm, nổi mề đay đỏ, v.v. Vậy nguyên nhân nào khác ngoài thời tiết gây ra hiện tượng này cho da bé?
Khi da bé mất đi chất dầu sebum cần thiết, các tác nhân bên ngoài như hóa chất tổng hợp chứa trong các loại xà phòng thông thường dùng để chăm sóc hàng ngày cho bé, da bé sẽ dễ bị dị ứng hay kích ứng. Vì vậy, trên thực tế, ít ai trong chúng ta nghĩ đến những việc chúng ta làm hằng ngày cho bé như giặt quần áo, giặt khăn, chăn, gối, tắm gội cho bé nữa lại có thể gây hại cho da bé!
Vì vậy, để làn da bé phát triển khỏe mạnh không bị ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài, việc chăm sóc da bé hằng ngày để không làm kích ứng da của bé là cần thiết.
Vậy các chuyên gia Nhật nói gì về vấn đề này?
Nhiều mẹ vẫn chưa hiểu vì sao mình giữ cho da bé sạch sẽ nhưng bé vẫn bị các bệnh về da
Theo các chuyên gia Nhật Bản, da bé nhìn chung sẽ trở nên khô hơn từ tháng tuổi thứ 3 trở đi, đây chính là giai đoạn cần bắt đầu chú ý giữ ẩm cho da bé. Mặt và bụng là hai vùng có biểu hiện khô trước các vùng da khác trên cơ thể. Tùy vào mùa cũng như cơ địa của mỗi bé mà mẹ nên thường xuyên kiểm tra tình trạng da cũng như độ ẩm da cho bé yêu.